Bong da Viet Nam

VĐV nữ giành huy chương bạc điền kinh Olympic Tokyo 2021 bị nghi ngờ là... nam

Thứ năm, 05/08/2021 18:02 (GMT+7)

Christine Mboma vừa đi vào lịch sử điền kinh Namibia với tấm huy chương bạc 200m nữ ở Olympic Tokyo 2021 nhưng cô gái 18 tuổi lại khiến những người làm thể thao đau đầu vì lượng hormone nam nhiều bất thường.

Ở chung kết nôi dung 200m nữ Olympic Tokyo 2021, Mboma xuất sắc cán đích ở vị trí thứ 2 với thành tích 21,81 giây, đồng thời giành được huy chương bạc. Cô gái sinh năm 2003 đã thiết lập nên kỷ lục quốc gia của Namibia và là nữ VĐV dưới 20 tuổi chạy nhanh nhất thế giới.

Tuy nhiên Mboma lại từng đối mặt với những rắc rối bởi những vấn đề bẩm sinh mà bản thân cô không thể kiểm soát được. Cụ thể, cơ thể của Mboma sản sinh ra lượng hormone nam nhiều bất thường. Thậm chí người ta còn tìm thấy cả cặp XY trong cấu trúc nhiễm sắc thể của Mboma.

VĐV nữ giành huy chương bạc điền kinh Olympic Tokyo 2021 bị nghi ngờ là... nam - Ảnh 1
Mboma giành huy chương bạc 200m nữ Olympic Tokyo 2021. Ảnh: Getty

Vấn đề mà Mboma được gọi là Hội chứng rối loạn phát triển giới tính (DSD). Những người mắc hội chứng này có mọi đặc điểm cấu tạo cơ thể của một giới tính nhất định nhưng lại mang các thông số phụ của giới tính khác.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng những nữ VĐV mang hội chứng này sẽ có lợi thế trong các cuộc đua cự ly từ 400 đến 1600m. Chính vì vậy mà Tòa án trọng tài thể thao (CAS) từ chối cho phép Mboma tranh tài ở nội dung 400m nữ ở Olympic Tokyo 2021.

Người đồng đội của Mboma là Beatrice Masilingi cũng chỉ được thi đấu nội dung 200m nữ vì vấn đề tương tự. Xa hơn nữa, nữ VĐV Caster Semenya (Nam Phi) từng không được công nhận kết quả thi đấu ở Olympic Rio 2016 do cũng là người mắc hội chứng DSD.

VĐV nữ giành huy chương bạc điền kinh Olympic Tokyo 2021 bị nghi ngờ là... nam - Ảnh 2
Mboma không có cơ hội tranh tài ở cự ly 400m. Ảnh: Getty

Chủ tịch Liên đoàn điền kinh thế giới, Sebastian Coe, giải thích rõ hơn về vấn đề này như sau: “Chúng tôi đã nghiên cứu trong 12 năm để đưa ra những hạn chế ở các nội dung từ 400 đến 1600m. Tôi không nói người mắc DSD không có lợi thế ở cự ly khác nhưng chúng tôi không thể hài lòng tất cả.

Một số VĐV tuân theo chế độ kiểm soát lượng testosterone trong cơ thể. Một số khác thì thay đổi nội dung thi đấu sang dưới 400m hoặc trên 1600m. Chúng tôi sẽ chưa thay đổi luật lệ vì giờ đó vẫn là cách tiếp cận phù hợp nhất.”